Những bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân giờ đây đã có thể thở phào nhẹ nhõm nhờ công nghệ tiên tiến. Ngày nay y học luôn không ngừng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực tĩnh mạch học (cấu trúc và chức năng của các tĩnh mạch) những sản phẩm điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch vô cùng đa dạng, chúng an toàn, hiệu quả và không gây tác dụng phụ đang ngày càng phổ biến và khẳng định tính hiệu quả.
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Đây là các tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hiện nay
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến, có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra kết quả nghiên cứu rằng suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% ở người đã nghỉ hưu, trong đó, tỷ lệ bệnh xảy ra ở phái nữ cao gấp 3 lần nam giới. Nhiều người mắc là vậy nhưng về mặt bệnh lý, các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân lại diễn ra rất âm thầm và vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực, vậy nên có nhiều ca biến chứng để lại hậu quả nghiêm trọng vì không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể bị suy giảm chức năng, khiến các tĩnh mạch bị giãn ra gây ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, dẫn đến các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch với các mức độ khác nhau như sau:
- Giai đoạn cấp 0: Ở giai đoạn này, bệnh nhân có triệu chứng điển hình của suy tĩnh mạch nhưng chưa có dấu hiệu khi thăm khám, không thể quan sát hay sờ thấy được.
- Giai đoạn cấp 1: Trên bề mặt da của bệnh nhân xuất hiện giãn mao mạch mạng nhện hoặc dạng lưới đường kính nhỏ hơn 3 mm.
- Giai đoạn cấp 2: Bắt đầu có dấu hiệu giãn tĩnh mạch rõ hơn, đường kính lớn hơn 3 mm.
- Giai đoạn cấp 3: Hiện tượng phù nề chân, chưa có biến đổi sắc tố trên da.
- Giai đoạn cấp 4: Bề mặt da chân bắt đầu đổi màu sang sắc xanh ở các vùng cẳng chân và xuất hiện sạm da, chàm tĩnh mạch, teo da, sừng hóa…
- Giai đoạn cấp 5: Bao gồm các biểu hiện ở giai đoạn 4 và chân bắt đầu lở loét.
- Giai đoạn cấp 6: Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng, bao gồm các biểu hiện giai đoạn 4, chân lở loét và phù nề rất khó đi lại.

Tỷ lệ nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới, trong đó có một số yếu tố nguy cơ thường gặp phải kể đến đó là lối sống ít vận động, tính chất công việc phải đứng nhiều, thói quen đi giày cao gót ở phụ nữ cũng vô tình làm vô hiệu hóa hệ thống bơm máu dưới bàn chân, làm ứ trệ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc quá trình mang thai, béo phì do mất cân bằng dinh dưỡng, thức khuya, stress…cũng ảnh hưởng nhất định đến căn bệnh này. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh ở người con lên tới 80%.
Những lưu ý để kiểm soát được bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Đã có những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn 5, tức bệnh nhân đã có biến chứng loét trên da nhưng đi khám vẫn không phát hiện ra bệnh. Bởi đây là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có khi thầm lặng phát triển. Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch chân có 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu giãn tĩnh mạch nông thì người bệnh có thể phát hiện được với các triệu chứng trên da, nhưng giãn tĩnh mạch sâu thì không có biểu hiện trên da, thậm chí, người bệnh sẽ không nhận thức được rằng mình đang bị bệnh.
Vậy nên, khi quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch dạng mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ, nặng hơn là tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa… hoặc khi có triệu chứng đau, nặng chân, rát chân… người bệnh nên đến gặp các bác sĩ, chuyên gia mạch máu để được khám, phát hiện sớm và điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng.
Cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch
Phòng tránh bệnh giãn tĩnh bệnh không hề khó, cần bắt đầu thay đổi từ lối sống, chế độ ăn uống. Mỗi cá nhân nên tự nâng cao tinh thần thể dục thể thao, vận động mỗi ngày bằng một số môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi bộ…Đối với bệnh nhân đã có triệu chứng bệnh nên đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, hoặc thực hiện các động tác đứng lên, dùng cơ bắp chân nhún đều làm tăng cường vận dộng khối cơ ở chân…Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như đá bóng, tennis, cử tạ…
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Ngoài cách phòng ngừa nêu trên, bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm giảm suy giãn tĩnh mạch và tăng khả năng lưu thông máu như sau: